Logistics Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngành Logistics Ở Việt Nam

  • Home
  • Hỏi - Đáp
  • Logistics Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngành Logistics Ở Việt Nam
Logistics là gì?

MỤC LỤC

Logistics là gì? Điều gì đã khiến Logistics có sức hút đối với các bạn trẻ hiện nay đến vậy? Nếu các bạn vẫn còn đang mơ hồ Logistics thì bài viết ngay sau đây chắc chắn sẽ giúp các bạn phần nào hình dung dung được về nó.

Logistics được ra đời trong bối cảnh làn sóng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nó lớn mạnh, phát triển và trở thành công việc thu hút đông đảo các bạn trẻ. Để nắm bắt Logistics cũng như những vấn đề liên quan các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây!

Logistics là gì?

Logistics thực chất được hiểu là vòng tròn bao gồm các hoạt động như sau: Lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, làm các thủ tục tại hải quan, luân chuyển hàng hóa,… nhằm mục đích cuối cùng là chuyển được hàng hóa, sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Từ đó, có thể thấy rằng, nhân viên Logistics sẽ là những người trực tiếp phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động đã nêu ở trên.

Lợi ích của Logistics là gì?

Lợi ích của Logistics được biểu hiện khá rõ ràng: Nếu các doanh nghiệp làm tốt Logistics thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển rất lớn, điều này có nghĩa là giá thành sản phẩm cũng sẽ được hạ xuống tới tối đa. Qua đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nhân lên nhiều lần, thu về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Cơ hội và thách thức của ngành Logistics tại Việt Nam
Cơ hội và thách thức của ngành Logistics tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics tại Việt Nam là gì?

Logistics là ngành mới nổi tại Việt Nam khoảng 30 năm gần đây, tuy nhiên, có thể nói đây là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, mạnh và con số đã lên đến khoảng 25 – 40%. Theo thống kê, hiện nay đang có khoảng hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động về mảng Logistics và con số này đang dự đoán là sẽ vẫn có khả năng tăng lên trong thời gian sắp tới.

Mới đây, một nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics của Việt Nam đã chỉ ra rằng: Trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics sẽ cần có thêm khoảng 18.000 lao động.

Một con số đáng triển vọng cho những ai đang có ý định học và sẽ làm việc cho ngành Logistics. Thêm nữa, con số trên chưa bao gồm các doanh nghiệp hoạt động khác ngành mà cần dùng Logistics. Do đó, Logistics là ngành đang có độ triển vọng rất cao tại Việt Nam.

Tuy nhiên, về mặt thách thức của ngành Logistics thì cũng biểu hiện khá rõ ràng. Không chỉ với Logistics mà bất cứ ngành nào các bạn muốn thành công đều cần sự cố gắng và nỗ lực hết mình.

Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, các công ty Logistics Việt có xu hướng mở rộng và hợp tác với các công ty nước ngoài nhiều hơn. Điều này đặt ra yêu cầu rằng các bạn cần trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình tốt hơn.

Thêm nữa, các bạn cũng cần sự năng động, nhanh nhẹ và tỉ mỉ để có thể làm tốt công việc của mình cũng như ghi điểm khi ứng tuyển với nhà tuyển dụng Logistics.

Học Logistics ra làm gì?
Học Logistics ra làm gì?

Những việc có thể làm sau khi học Logistics

Sau khi hoàn thành chương trình học về Logistics, rất nhiều các ngành nghề khá đa dạng, có thể kể đến như: Nhân viên kinh doanh Logistics, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên quản lý hàng hóa, nhân viên thu mua, nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải,.. Và vô vàn các ngành nghề khác từ ngành khác các bạn có thể lựa chọn nếu có kiến thức và kỹ năng về Logistics.

Các cấp bậc Logistics mà bạn cần phải biết
Các cấp bậc Logistics mà bạn cần phải biết

Các cấp bậc của nghề Logistics bao gồm những gì?

1. Logistics Officer ($300 – $700): Đây là vị trí không đòi hỏi quá nhiều về kinh nghiệm làm việc, các bạn có thể tham gia ứng tuyển đi làm ngay khi mới ra trường. Mức lương của vị trí Logistics Officer cũng khá cao so với nhiều ngành nghề khác, khoảng 6 – 7  triệu/ tháng.

2. Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Nếu muốn lên được vị trí này, các bạn cần có khoảng 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc. Cũng tùy thuộc vào từng công ty Logistics  mà sẽ tuyển dụng theo cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu các bạn có năng lực thì vị trí này cũng hoàn toàn có thể ứng tuyển để đi làm. Sau khi được nhận, các bạn có thể đảm nhận và phụ trách về Logistics Supervisor hoặc cũng có thể thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

3. Logistics Manager ($1000 -$4000): Nếu các bạn muốn trở thành Logistics Manager thì cần phải phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh trôi chảy, thành thạo. Mức lương có thể đạt được ở vị trí này khá cao có thể từ $4000, thậm chí là hơn $5000, tùy thuộc vào quy mô mà doanh nghiệp ấy có.

4. Logistics Director ($4000 – $6000): Đây là vị trí đứng đầu, trực tiếp quản lý, phân bổ và kiểm soát các hoạt động Logistics trong công ty. Do vậy. các bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có ít nhất trên 8 năm kinh nghiệm là việc mới có thể đảm nhận. Đối với nhiều công ty khác nhau sẽ có nhân sự khác nhau, nếu họ không có vị trí này thì sẽ chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

6. Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như chính tên gọi, Supply Chain Director – Nghĩa là Giám đốc chuỗi cung ứng. Nếu làm tại vị trí này, các bạn sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ là trong nước mà còn có thể vươn ra cả phạm vi quốc tế. Đây là vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao, có khả năng quản lý tốt nên mức lương sẽ vô cùng hậu hĩnh.

Logistics hứa hẹn sẽ là ngành nghề vô cùng triển vọng trong tương lai. Do đó, nếu quý vị phụ huynh cũng như các bạn học sinh, sinh viên quan tâm đến Logistics  vui lòng cập nhật thông tin theo link dưới đây để đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi có tôi tư vấn cụ thể hơn.

duhocxanh

Duhocxanh.net - Cổng thông tin du học uy tín hàng đầu Việt Nam.

Leave a Comment