MỤC LỤC
Du học New Zealand đã không còn xa lạ đối với nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn mơ hồ về các vấn đề như: Làm sao để hòa nhập môi trường mới, làm thêm tại New Zealand hay xin việc làm và định cư như thế nào?,… Nếu bạn đang thắc mắc thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Trước khi đến với New Zealand bạn cần chuẩn bị những hành trang gì? Hãy cùng điểm qua những vật cần mang theo trước khi lên máy bay nhé.
Du học New Zealand cần mang theo những gì?
- Tiền mặt: Tiền là một trong những điều quan trọng bạn cần chuẩn bị cho thời gian đầu đến New Zealand. Hãy chuẩn bị một ít tiền mặt và tiến hành mở tài khoản ngân hàng ngay khi đến New Zealand để đảm bảo bạn có đủ tiền để chi tiêu.
- Giấy tờ cần thiết: Trước khi lên đường bạn hãy chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cần phải mang theo và hãy giữ bản sao và sao lưu thành nhiều bản để ở nhà, phòng trường hợp cần dùng tới. Những giấy tờ quan trọng bạn đừng quên mang theo đó là: Hộ chiếu, giấy báo nhập học, visa, bảng điểm học tập, vé máy bay,…
- Trang phục: Khí hậu của New Zealand khá đa dạng, vậy nên bạn hãy xem thời tiết trước và chuẩn bị quần áo thích hợp. Vào mùa xuân hoặc mùa thu bạn nên mang theo áo khoác nhẹ, mùa hè thì mang theo áo quần mỏng, còn với mùa đông thời tiết khá lạnh vì vậy hãy đem theo áo khoác dày, áo len, găng tay,…
- Thức ăn: Du học sinh nên mang theo mì gói hoặc học nấu một vài món ăn Việt Nam vì có thể đồ ăn New Zeland sẽ không hợp khẩu vị của bạn. Ở New Zealand có khá nhiều cửa hàng châu Á và bạn có thể mua thực phẩm ở đó để nấu đồ ăn Việt Nam.
Làm sao để hòa nhập với môi trường mới?
- Tích cực tham gia các hoạt động: Các trường học thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa để giảm bớt những căng thẳng cho sinh viên sau những giờ học vất vả. Ngoài ra, bạn có thể thử tham gia một câu lạc bộ để hòa nhập, làm quen với những người bạn mới.
- Khám phá thế giới xung quanh: Một trong những cách hòa nhạp với môi trường mới đó chính là khám phá cuộc sống xung quanh bạn. Hãy dành thời gian để tham quan thành phố, địa danh, phong tục, tập quán của người bản địa.
- Làm quen với nỗi nhớ nhà: Hầu như các bạn du học sinh đều sẽ mang trong lòng nỗi nhớ nhà khi ở một đất nước xa lạ. Hiện nay, công nghệ rất phát triển và bạn có thể gọi điện cho người thân bất cứ lúc nào. Để không đau đáu nỗi nhớ nhà, du học sinh hãy ra ngoài để vui chơi – giải trí, học tập, làm việc. Dần dần thời gian sẽ làm vơi đi nỗi nhớ của bạn.
Làm thêm khi đi du học New Zealand
Nếu có ý định đi làm thêm trước tiên bạn hãy kiểm tra xem Chính phủ nước này có cho phép du học sinh đi làm thêm hay không? Ở New Zealand, du học sinh sẽ được làm thêm 20h/tuần và làm toàn thời gian trong các kì nghỉ lễ.
Ở New Zealand, có rất nhiều công việc để du học sinh làm việc như: Phục vụ bàn, phụ bếp, nhân viên trạm xăng, thu ngân,… Bạn có thể tìm kiếm những công việc này thông qua sự giới thiệu của nhà trường hay các câu lạc bộ. Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ thì những công việc như trợ lý ngân hàng sẽ rất phù hợp với bạn.
Trung bình mức lương của một sinh viên khi đi làm thêm nằm trong khoảng $13NZD/h. Nếu ngoại ngữ của bạn tốt thì mức lương sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Xin việc làm và định cư New Zealand sau khi tốt nghiệp
Ở New Zealand, nếu du học sinh tốt nghiệp từ những trường đại học uy tín thì rất thuận lợi khi xin việc. Hầu như, các trường đại học đều cung cấp chương trình học lý thuyết và chú trọng yếu tố thực hành. Sinh viên sẽ được nhà trường cung cấp các khóa học thực hành để làm quen với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, cơ hội việc làm của bạn còn dựa vào việc bạn lựa chọn ngành học. Những ngành học hấp dẫn nhiều sinh viên theo học đó là: Y, công nghệ thông tin, giáo dục, du lịch,… Đây là những ngành New Zealand thiếu nhân lực vì vậy cơ hội việc làm của bạn là rất nhiều.
Với mong muốn thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ New Zealand đã triển khai nhiều chính sách nhập cư. Cụ thể, dựa vào từng ngành học của du học sinh quốc tế sau khi ra trường sẽ được ở lại New Zealand trong thời gian từ 1 – 3 năm để làm việc và tiến tới xin thẻ thường trú nhân.
Nếu ngành nghề mà bạn đang làm việc nằm trong nhóm ngành New Zealand đang thiếu nguồn nhân lực như: Giảng viên đại học, nhân viên sức khỏe cộng đồng, nhân viên tài chính – kinh doanh, kỹ sư xây dựng,… thì cơ hội định cư tại xứ sở Kiwi sẽ rất cao.
Với những kinh nghiệm khi du học New Zealand 2019 mà bài viết cung cấp hy vọng đó sẽ là hành trang giúp bạn thành công trong con đường học tập của mình.
Quý phụ huynh và học sinh quan tâm đến kinh nghiệm du học New Zealand xin vui lòng cập nhật thông tin bên dưới để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc.
Leave a Comment